Chiến lượt seo onpage toàn diền cho web

Một chiến lược SEO toàn diện sẽ giúp cải thiện tầm nhìn, tăng lưu lượng truy cập và doanh thu. Trong khi chiến thuật off-page như xây dựng liên kết vẫn được ưu tiên hàng đầu thì SEO on-page cũng không kém phần quan trọng trong tìm kiếm ngữ nghĩa. Công cụ tìm kiếm đang dần chuyển từ authority sang chất lượng nội dung, cấu trúc, mức độ liên quan và trải nghiệm người dùng tổng thể, do vậy việc chăm sóc các khía cạnh đó cũng đóng vai trò quan trọng trong thành công trực tuyến.

slide

Trước đây, các thẻ SEO được chứng minh là có tác động đáng kể đến thứ hạng nhưng giờ đây các thẻ là một trong những khía cạnh gây tranh cãi nhất của SEO on-page.

Thẻ nào đã trở nên lỗi thời? Cái nào là quan trọng nhất? Để trả lời câu hỏi này bạn cần phải hiểu vai trò của mỗi thẻ và đánh giá tác động của nó với sự thân thiện của người dùng và tìm kiếm.

Cho dù đây là các thẻ meta với thuộc tính title và description hay các thẻ khác hoặc tổ chức nội dung và cách chúng được sử dụng và tác động của nó về thứ hạng đã thay đổi qua nhiều năm.

Công cụ tìm kiếm đã trở nên thông minh hơn khi đọc và diễn giải dữ liệu, sử dụng tất cả các loại thẻ để thao túng đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, các thẻ mới và cách thức tổ chức dữ liệu mới đã tham gia vào cuộc chơi và thay đổi cách tiếp cận thì mọi người đều có thể sử dụng cả thẻ cũ và mới.

Hãy tìm hiểu sâu vào sự đa dạng của các thẻ và nghiên cứu tầm quan trọng của chúng với SEO.

Thẻ title

Thẻ title thuộc phần <header> để chỉ định tiêu đề của một webpage. Nó thường xuất hiện như một headline có thể click trong SERPs và cũng hiển thị trên các mạng xã hội và trong các trình duyệt.

Thẻ title cung cấp ý tưởng rõ ràng và toàn diện về nội dung của trang. Nhưng chúng có tác động lớn đến thứ hạng như chúng đã từng được sử dụng trong nhiều năm?

Một mặt, chúng không còn là phương thuốc “chữa trị cho tất cả các bệnh” vì nhồi nhét từ khóa rõ ràng không còn được thuyết phục bởi Google nữa. Mặt khác, các tiêu đề được tối ưu hóa tốt và thứ hạng cao hơn vẫn đi liền với nhau mặc dù mối tương quan trực tiếp là yếu hơn.

Trong vài năm qua, các yếu tố hành vi người dùng đã được thảo luận rất nhiều là bằng chứng phù hợp về mức độ liên quan. Một thử nghiệm đơn giản cũng cho thấy rằng Google không còn cần thẻ title của bạn.

Ví dụ: nếu bạn tìm kiếm [cách để xây dựng nhận thức thương hiệu] trên Google, bạn sẽ nhìn thấy 2 kết quả (vị trí 5 và 6) trong top 10 với cụm từ exact match phrase (cụm từ đối sánh chính xác) trong title:

Điều này cho thấy công cụ tìm kiếm ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong việc đọc và hiểu nội dung và ngữ cảnh thay vì chỉ dựa vào các từ khóa. Bạn có thể thấy tiêu đề không phải là phương thuốc chữa bách bệnh nhưng là một phần quan trọng của câu đố chứng tỏ trang của bạn có liên quan và xếp hạng xứng đáng.

Công cụ tìm kiếm đang xem xét toàn diện hơn về hình ảnh và có xu hướng đánh giá toàn bộ nội dung của trang nhưng trang bìa của cuốn sách vẫn còn quan trọng và đặc biệt là khi nói đến việc tương tác với người tìm kiếm.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Cung cấp cho mỗi trang một tiêu đề duy nhất để mô tả nội dung của trang một cách chính xác và ngắn gọn.
– Duy trì tiêu đề dài khoảng 50-60 ký tự (để chúng không bị cắt ngắn trong SERP).
– Đặt các từ khóa quan trọng lên đầu tiên nhưng phải tự nhiên như thể bạn viết cho khách truy cập.
– Sử dụng tên thương hiệu của bạn trong title.

Các thẻ Meta Description

Meta description là một đoạn văn khác được đặt trong <header> của webpage và thường được hiển thị trong SERP snippet cùng với tiêu đề và URL. Mục đích của meta description là phản ánh bản chất của một trang nhưng với nhiều chi tiết và ngữ cảnh hơn.

Mặc dù meta description không phải là yếu tố xếp hạng chính thức trong gần một thập kỷ nay nhưng tầm quan trọng của meta description tương đương với title vì nó tác động đến tương tác của người tìm kiếm với trang web của bạn.

– Mô tả chiếm phần lớn nhất của SERP snippet và là cơ hội tuyệt vời để mời người tìm kiếm click vào trang web của bạn bằng cách hứa hẹn một giải pháp rõ ràng và toàn diện cho truy vấn của họ.

– Mô tả tác động đến số lượng click bạn nhận được và cũng có thể cải thiện CTR và giảm tỷ lệ thoát, nếu nội dung của trang thực sự đáp ứng. Đó là lý do tại sao mô tả phải thực tế vì nó đang mời và phải ánh nội dung rõ ràng.

Chắc chắn không có mô tả nào hoàn toàn có thể khớp với tất cả các truy vấn bạn có thể xếp hạng.

Mô tả có thể là bất kỳ độ dài nào bạn muốn nhưng Google thường chỉ hiển thị khoảng 160 ký tự trong SERPs và snippet mà Google sử dụng cho trang web của bạn có thể không phải là meta description bạn viết, nó phụ thuộc vào truy vấn.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Cung cấp cho mỗi trang một meta description duy nhất để phản ánh rõ giá trị mà trang đó có.
– Thông thường snippet của Google tối đa khoảng 150-160 ký tự (bao gồm cả dấu cách).
– Đưa các từ khóa quan trọng nhất nhưng đừng lạm dụng nó. Viết cho mọi người.
– Hãy sử dụng CTA hấp dẫn, một đề xuất độc đáo mà bạn cung cấp hoặc gợi ý bổ sung mà bạn muốn.

Các thẻ Heading (H1-H6)

Các thẻ heading là thẻ HTML được sử dụng để xác định heading và subheading trong nội dung của bạn từ các loại văn bản khác nhau (ví dụ: đoạn văn bản).

Thẻ H1 là heading chính của một trang (hiển thị với người dùng) và là thẻ nổi bật nhất để hiển thị nội dung của trang. H2-H6 là các thẻ tùy chọn để sắp xếp nội dung để dễ dàng điều hướng.

Hiện nay đang có một số tranh cãi xung quanh việc sử dụng các thẻ heading. Trong khi các thẻ H2-H6 được coi là không quan trọng với công cụ tìm kiếm thì việc sử dụng thẻ H1 đã nhấn mạnh tầm quan trọng trong nhiều nghiên cứu. Ngoài ra, nếu sử dụng đúng các thẻ sẽ giúp trang web của bạn xếp hạng và cải thiện lưu lượng truy cập.

Sử dụng đúng các thẻ heading sẽ làm cho kiến trúc nội dung của bạn chắc chắn hơn.

– Đối với công cụ tìm kiếm, việc tổ chức tốt nội dung sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu.
– Đối với người dùng, các heading giống như các anchor trong một bức tường văn bản, điều hướng chúng thông qua trang và làm cho nó dễ dàng tiêu hóa.

Cả 2 yếu tố này làm tăng tầm quan trọng của việc tối ưu hóa chúng.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Cung cấp cho mỗi trang một H1 duy nhất để phản ánh chủ đề của trang, sử dụng các từ khóa chính trong đó.
– Sử dụng thẻ H2-H6 nếu phù hợp (thông thường không cần dùng thẻ H3), sử dụng các từ khóa phụ có liên quan đến từng đoạn.
– Đừng lạm dụng các thẻ và các từ khóa. Hãy làm cho nó dễ đọc với người dùng.

Các thẻ Italic/Bold

Các thẻ Italic/Bold có thể được sử dụng để làm nổi bật các phần quan trọng nhất của nội dung và nhấn mạnh ngữ nghĩa vào các từ cụ thể.

Với SEO, người ta thường nói rằng bot có thể đánh giá cao những điều chỉnh nhỏ như vậy nhưng sẽ không quan tâm quá nhiều.

Do đó, đây không phải là các thẻ quan trọng để sử dụng nhưng lại có thể cải thiện khả năng đọc và trải nghiệm của người dùng và điều này sẽ không bao giờ làm tổn hại và bot có xu hướng đánh giá cao những gì người tìm kiếm đánh giá cao.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Chỉ sử dụng các thẻ này ở nơi chúng thực sự có ý nghĩa.
– Lướt qua toàn bộ nội dung để đảm bảo bạn không bị quá tải với các điểm nhấn mạnh, dễ đọc và dễ hiểu.

Các thẻ Meta Keywords

Khi bắt đầu cuộc đua tối ưu hóa, meta keywords được sử dụng như snippet nhỏ chỉ hiển thị trong code để công cụ tìm kiếm hiểu chủ đề liên quan. Đương nhiên, trong những năm qua các thẻ đã trở thành một mảnh đất ươm mầm để spam và nhồi nhét từ khóa thay vì tối ưu hóa nội dung.

Bây giờ thực tế là Google đã bỏ qua hoàn toàn meta keyword và chúng không ảnh hưởng đến thứ hạng cũng không gây ra hình phạt nếu bạn nhồi nhét nó.

Tóm lại: meta keyword đã trở nên lỗi thời và không đáng để bạn lãng phí quá nhiều thời gian.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Chỉ đưa các từ khóa có liên quan và phù hợp vào trong đó hoặc bỏ qua trường đó giống như cách Google làm.

Các thẻ Image Alt

Thuộc tính image alt được thêm vào thẻ image để mô tả nội dung của nó. Thuộc tính alt rất quan trọng để tối ưu hóa on-page vì 2 lý do:

– Alt text được hiển thị cho khách truy cập nếu không thể tải bất kỳ hình ảnh cụ thể nào (hoặc nếu hình ảnh bị disable).
– Thuộc tính alt cung cấp ngữ cảnh bởi công cụ tìm kiếm không thể xem hình ảnh.
– Đối với các trang web thương mại điện tử, hình ảnh thường có tác động quan trọng đến cách khách truy cập tương tác một trang.

Google cũng nói rằng nó giúp công cụ tìm kiếm hiểu hình ảnh đó là gì và chúng có thể giúp một trang với các truy vấn tìm kiếm phù hợp.

Ngoài ra, một mô tả rõ ràng và phù hợp có thể giúp công cụ tìm kiếm tăng thêm cơ hội để bạn xuất hiện trong kết quả của Google Image.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Làm hết sức mình để tối ưu hóa hầu hết các hình ảnh nổi bật (hình ảnh sản phẩm, infographic…), hình ảnh có thể được tìm thấy trong tìm kiếm Google Image.
– Thêm alt text trên các trang không có quá nhiều nội dung ngoài hình ảnh.
– Giữ alt text rõ ràng và mang tính mô tả, sử dụng các từ khóa hợp lý và đảm bảo chúng phù hợp và tự nhiên với toàn bộ nội dung của một trang.

Các thuộc tính Nofollow

Các liên kết external/outbound là các liên kết trên trang web bạn trỏ đến các trang web khác. Chúng được sử dụng để hướng mọi người đến các nguồn tài nguyên hữu ích khác hoặc đề cập đến một trang web có liên quan vì một số lý do khác.

Các liên kết này rất quan trọng đối với SEO: chúng có thể làm cho nội dung trông giống như một nguồn đáng tin cậy.

Google nổi tiếng ác cảm với mọi chiến thuật thao túng liên kết và nó có thể đưa ra một hình phạt và thông minh hơn trong việc phát hiện các chiến thuật đó.

Ngoài ra, trong thời đại tìm kiếm ngữ nghĩa, Google có thể coi các nguồn mà bạn gọi là ngữ cảnh để hiểu rõ hơn về nội dung trên trang của bạn. Vì cả 2 lý do này bạn nên chú ý đến nơi bạn liên kết và cách thực hiện.

Theo mặc định, tất cả các hyperlink đều là dofollow và khi bạn đặt liên kết dofollow trên trang web của mình, về cơ bản bạn đã bỏ phiếu vào trang được liên kết. Khi bạn thêm một thuộc tính nofollow vào một liên kết, nó sẽ chỉ cho bot tìm kiếm không follow liên kết đó. Hãy làm cho SEO của bạn trở nên gọn gàng, lành mạnh và cân bằng các liên kết nofollow trên các trang của bạn nhưng thông thường sẽ đặt loại liên kết sau thành nofollow:

– Các liên kết đến bất kỳ nguồn tài nguyên nào dưới bất kỳ hình thức nào được coi là “nội dung không đáng tin cậy”.
– Bất kỳ liên kết trả tiền hoặc được tài trợ.
– Liên kết từ các comment hoặc các loại nội dung do người dùng tạo có thể bị spam ngoài tầm kiểm soát của bạn.
– Các liên kết internal “Sign in” và “Register” sẽ chỉ làm lãng phí ngân sách thu thập của bạn.

Các thẻ Robots Meta

Các thẻ robots meta ở cấp trang với thuộc tính content=“noindex” sẽ nói cho công cụ tìm kiếm không index trang đó. Thuộc tính nofollow chỉ thị không follow bất kỳ liên kết nào trên trang đó.

Mặc dù các thẻ này không tương quan trực tiếp với thứ hạng nhưng trong một số trường hợp chúng có thể có một số tác động đến cách trang web của bạn được hiển thị trong mắt công cụ tìm kiếm. Ví dụ: Google không thích nội dung sơ sài. Có thể bạn không chủ ý tạo ra nó nhưng vẫn có một số trang ít giá trị với người dùng nhưng cần thiết phải có trên trang web của bạn vì lý do nào đó.

Bạn cũng có thể có các trang “nháp” hoặc để giữ chỗ trong khi bạn chưa hoàn thành chúng. Có thể bạn sẽ không muốn xem xét các trang khi đánh giá chất lượng trang web tổng thể của mình.

Trong một số trường hợp khác, bạn có thể muốn một số trang không xuất hiện trong SERP vì chúng có một số giao dịch đặc biệt.

Cuối cùng, nếu bạn có tùy chọn tìm kiếm trên toàn trang web, Google khuyên bạn nên đóng các trang kết quả tùy chỉnh đó. Trong các trường hợp trên, các thẻ noindex và nofollow sẽ là sự trợ giúp tuyệt vời vì chúng cung cấp cho bạn quyền kiểm soát nhất định đối với trang web của bạn.

Theo các phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Đóng các trang không cần thiết/chưa hoàn thành có nội dung sơ sài ít giá trị và không có ý định xuất hiện trong SERPs.
– Đóng các trang vô lý gây lãng phí ngân sách crawl.
– Đảm bảo rằng bạn không giới hạn nhầm các trang quan trọng ra khỏi chỉ mục.

Thẻ Rel=”canonical” Link

Thẻ Rel=”canonical” Link nói cho công cụ tìm kiếm biết phiên bản nào bạn cho là trang chính và muốn được công cụ tìm kiếm index và được mọi người tìm thấy. Nó thường được sử dụng trong các trường hợp khi cùng một trang có nhiều URL khác nhau hoặc nhiều trang khác nhau có nội dung giống nhau bao gồm cùng một chủ đề.

Nội dung trùng lặp nội bộ không nghiêm trọng như nội dung được sao chép vì nó không có mục đích thao túng. Tuy nhiên, điều này có thể gây nhầm lẫn cho công cụ tìm kiếm: trừ khi bạn biết URL nào bạn muốn xếp hạng thì công cụ tìm kiếm có thể chọn nó cho bạn.

URL được chọn sẽ được thu thập thường xuyên hơn trong khi các URL sẽ bị bỏ lại. Bạn có thể thấy rằng trong hầu hết các trường hợp bạn sẽ không bị phạt mà chỉ là không tối ưu.

Một lợi ích khác là để canonicalizing một trang giúp dễ dàng theo dõi số liệu thống kê hiệu suất liên quan đến nội dung.

John Mueller cũng nói rằng việc sử dụng rel=canonical sẽ giúp Google hợp nhất tất cả các nỗ lực của bạn và chuyển các tín hiệu liên kết từ tất cả các phiên bản của trang sang phiên bản được ưu tiên. Đó là nơi sử dụng thẻ canonical để giúp bạn chỉ đạo nỗ lực SEO theo đúng hướng.

Schema Markup

Schema markup cho phép bạn sắp xếp dữ liệu hợp lý. Structured data markup giúp công cụ tìm kiếm đọc nội dung và hiểu những từ cụ thể có liên quan. SERPs đã phát triển rất nhanh đến mức bạn không cần phải click vào kết quả để nhận được câu trả lời cho truy vấn của bạn. Việc gán các thẻ schema cho các phần tử trang nhất định sẽ làm cho SERP snippet của bạn phong phú về thông tin và hấp dẫn với người dùng. Và các yếu tố hành vi của người dùng như CTR và tỷ lệ thoát tăng lên theo cách công cụ tìm kiếm quyết định xếp hạng trang web của bạn.

Theo phương pháp SEO tốt nhất bạn nên:

– Nghiên cứu các schema có sẵn trên schema.org.
– Tạo một bản đồ các trang quan trọng nhất và quyết định các khái niệm liên quan đến từng trang.
– Triển khai markup cẩn thận (sử dụng Structured Data Markup Helper nếu cần).
– Kiểm tra kỹ markup để đảm bảo nó không gây hiểu nhầm hoặc thêm không đúng cách.

Các thẻ Social Media Meta

Ban đầu Open Graph được giới thiệu bởi Facebook, nó cho phép bạn kiểm soát một trang khi được chia sẻ trên phương tiện truyền thông xã hội. Giờ đây, Google+ và LinkedIn cũng được coi là rất tốt. Twitter cards cung cấp các cải tiến tương tự, nhưng chỉ dành riêng cho Twitter.

Bằng cách sử dụng các thẻ social media meta bạn có thể cung cấp thêm thông tin về trang của mình cho các mạng xã hội. Bằng việc tăng cường sự xuất hiện sẽ làm cho trang của bạn được chia sẻ chuyên nghiệp hơn và hấp dẫn hơn, đồng thời tăng khả năng click và chia sẻ thêm. Đây không phải là một tinh chỉnh quan trọng nhưng nó hoàn toàn không có gì để mất với một vài lợi ích tiềm năng.

Để đảm bảo các trang của bạn trông đẹp hơn khi chia sẻ trên các nền tảng truyền thông xã hội bạn sẽ:

– Thêm metadata cơ bản và có liên quan bằng cách sử dụng giao thức Open Graph và kiểm tra URL để xem chúng được hiển thị như thế nào.

– Thiết lập Twitter cards và xác thực chúng sau khi hoàn tất.

Thẻ Viewport Meta

Thẻ Viewport Meta cho phép bạn cấu hình một trang được thu nhỏ và hiển thị trên bất kỳ thiết bị nào. Thông thường, nó sẽ là:

Khi “width = device-width” sẽ làm cho trang khớp với chiều rộng của màn hình mà không phụ thuộc vào thiết bị và “initial scale=1” sẽ thiết lập mối quan hệ 1:1 giữa CSS pixels và device-independent pixels. Thẻ này rất dễ để thêm nhưng một ảnh chụp màn hình từ Google là đủ để cho thấy sự khác biệt mà nó tạo ra:

Thẻ Viewport meta không liên quan trực tiếp đến thứ hạng nhưng nó giúp trải nghiệm người dùng tốt hơn đặc biệt là khi xem xét sự đa dạng của các thiết bị đang được sử dụng và sự thay đổi đáng chú ý với trình duyệt di động.

Tương tự như nhiều thẻ ở trên, việc chăm sóc nó cẩn thận sẽ được người dùng đánh giá cao và CTR và tỷ lệ thoát sẽ phản ánh những nỗ lực nhỏ mà bạn thực hiện.

Tóm lại

Để tận dụng tối đa chiến lược on-page, đừng bỏ qua các chỉnh sửa nhỏ để thêm vào bức tranh lớn. Hiện tại, một số thẻ vẫn phải có trong khi một số thẻ khác có thể không quan trọng nhưng có thể giúp bạn tạo nên sự khác biệt trước các đối thủ cạnh tranh.

Những thay đổi nhỏ sẽ giúp cải thiện trải nghiệm người dùng và giúp công cụ tìm kiếm hiểu trang web của bạn tốt hơn sẽ được cả 2 bên đánh giá cao và chắc chắn bạn sẽ được đền đáp trong thời gian dài.

0972 64 72 04

X

Tạo live chat facebook cho website

Bạn cần tư vấn ?